Lý toét
Họa sĩ Đông Sơn vẽ ra Lý Toét vào đầu thập niên 1930, và tờ báo đầu tiên đăng tranh Lý Toét, là Phong Hóa. Đó là hai điểm chính, về cụ Lý được dân chúng yêu chuộng đặc biệt từ gần tám chục năm nay. Tìm đọc lại báo Ngày Nay Xuân 1940, cũ, mới biết Nhất Linh có giải thích rõ ràng chi tiết về lý lịch của cụ, trong bài viết "Lịch sử Lý Toét...", Báo Xuân Ngày Nay 1940, tóm tắt như sau:ên Lý Toét ra đời trước, rồi hình người Lý Toét mới ra đời sau.Năm 1930, trong báo Tứ Dân, người đẻ ra "tên-Lý Toét" lại là Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu (chuyên viên thơ trào phúng của Tự Lực Văn Đoàn), từ "đẻ ra" sáng tác bởi Nhất Linh. Họa sĩ Đông Sơn và bà Phụ Nữ Thời Đàm đẻ ra "hình-Lý Toét" sau. Sự tích là: Đông Sơn một hôm đang xem báo Phụ Nữ, vẽ nghịch một ngườì nhà quê, thấy hay hay nên xé ra vứt vào ô kéo, chưa biết để làm gì. "Quý vị ơi! Nhìn hình dưới đây đi! Nó đấy, chính nó đấy, mảnh giấy nhật trình có chân dung "thủy tổ" của tất cả các Lý Toét sau này đấy!":
[caption id="" align="aligncenter" width="379"]
[caption id="" align="aligncenter" width="379"]
[caption id="" align="aligncenter" width="573"]
Lý toét[/caption]
Nguyễn văn Lý Toét
Lần đầu tiên Tứ Ly đem Lý Toét-tên (không có hình), lên báo Phong Hóa trong số 35, trong bài viết "Cuộc Chợ Phiên của Phong Hóa tổ chức". Lúc đó, Lý Toét-hình, không tên, chỉ dùng để trang trí cho mục Vui Cười mà thôi:
[caption id="" align="aligncenter" width="471"]
[caption id="" align="aligncenter" width="471"]
Đông Sơn Nhất Linh biết rằng nhân vật này sẽ chinh phục độc giả toàn quốc! Quả như vậy, Lý Toét đã làm mưa làm gió trên văn đàn nước ta trong suốt thập niên 1930. Trước hết, về cá nhân Lý Toét, tính chất tổng quát được mọi người cùng chấp nhận bất thành văn, là:Lý Toét là một ông già nhà quê, có chức phận trong làng, chức Lý trưởng, nên được goi là Lý, mắt bị bệnh đau-mắt-hột từ bé, thành ra nó cứ kèm nhèm, như viền vải tây đỏ, ta gọi là mắt toét. Nhập hai chữ Lý và Toét vào nhau thành tên luôn, chứ Lý Toét không phải là tên cúng cơm, bố mẹ đặt cho.
Lý Toét nghèo, sống ở thôn quê, chưa từng được thấy những thứ văn minh ngoài phố do người Pháp mang lại. Lý biết đọc chữ quốc ngữ, biết ít chữ nôm, chữ nho, nhưng không hiểu tiếng Pháp, nên có nhiều phen không thông về chữ nghĩa, nhầm chữ nọ sang chữ kia tí chút. Vì nghèo nên Lý Toét tham ăn, lại nghiện rượu, nên ích kỷ, chỉ muốn mình được phần to, thêm nữa, không hiểu gì về vệ sinh, ăn ở dơ bẩn, nên cả tin, sợ hãi đủ mọi thứ. Lý Toét rât mê tín, thờ đủ mọi loại thần thánh, từ con cóc sành trên bể nước ngoài vườn hoa, đến con hổ sống trong chuồng Vườn Bách Thú...
Vợ con ở quê rất lếch thếch. Lý Toét có một cô con gái lớn tên là Ba Vành, cô này xưa bỏ nhà ra đi, rồi lấy tây. Thỉnh thoảng cụ Lý có xuống vùng mỏ thăm con gái, báo Xuân Phong Hóa, số 85 tường thuật thế. Cô có con, thỉnh thoảng con bị sài đẹn cũng mang vào bệnh viện chữa, làm cụ Lý đi tìm thăm thật khốn khổ. Phong Hóa có tranh chân dung của cô, cô mặc áo tân thời, nom cũng đẹp ra phết (khi trước còn ở dưới quê thì vẫn vận áo tứ thân).
Lý Toét nghèo, sống ở thôn quê, chưa từng được thấy những thứ văn minh ngoài phố do người Pháp mang lại. Lý biết đọc chữ quốc ngữ, biết ít chữ nôm, chữ nho, nhưng không hiểu tiếng Pháp, nên có nhiều phen không thông về chữ nghĩa, nhầm chữ nọ sang chữ kia tí chút. Vì nghèo nên Lý Toét tham ăn, lại nghiện rượu, nên ích kỷ, chỉ muốn mình được phần to, thêm nữa, không hiểu gì về vệ sinh, ăn ở dơ bẩn, nên cả tin, sợ hãi đủ mọi thứ. Lý Toét rât mê tín, thờ đủ mọi loại thần thánh, từ con cóc sành trên bể nước ngoài vườn hoa, đến con hổ sống trong chuồng Vườn Bách Thú...
Vợ con ở quê rất lếch thếch. Lý Toét có một cô con gái lớn tên là Ba Vành, cô này xưa bỏ nhà ra đi, rồi lấy tây. Thỉnh thoảng cụ Lý có xuống vùng mỏ thăm con gái, báo Xuân Phong Hóa, số 85 tường thuật thế. Cô có con, thỉnh thoảng con bị sài đẹn cũng mang vào bệnh viện chữa, làm cụ Lý đi tìm thăm thật khốn khổ. Phong Hóa có tranh chân dung của cô, cô mặc áo tân thời, nom cũng đẹp ra phết (khi trước còn ở dưới quê thì vẫn vận áo tứ thân).
Cha đẻ của Xã Xệ là họa sĩ Bút Sơn, từ Saigon gửi tranh vẽ ra Hà Nội. Tôi nghĩ vị này là một độc giả yêu quý Phong Hóa, nên tạo ra nhân vật Xã Xệ đối kháng với Lý Toét. Ông lấy hiệu Bút Sơn để nhái Đông Sơn. Nhưng Nhất Linh đến tận khi mất, vẫn chưa biết tên thật của Bút Sơn. Trên tờ di cảo "Đời làm báo" ghi tất cả tên và bút hiệu các cộng sự viên, trong cũng như ngoài Tự Lực Văn Đoàn, Nhất Linh có hàng chữ sau:Bút Sơn ở Saigon (Người đẻ ra Xã Xệ), tên thật chưa biết. Xin ông Bút Sơn (nếu ông còn sống) hoặc các bạn, cho biết tên thật.
Hiện nay chúng tôi được biết tên thật họa sĩ Bút Sơn là Lê Minh Đức. "Theo nhà báo nhà thơ trào phúng Tú Kềnh viết trên Báo Bình Minh Xuân Mậu Thân 1968 xuất bản ở Saigon thì: Vào năm 1936 báo Phong Hóa, nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, ở Hà Nội, có tổ chức cuộc thi vẽ tranh hài hước, họa sĩ chuyên vẽ tranh hài hước Bút Sơn Lê Minh Ðức ở Saigòn vẽ một bức tranh gửi ra Bắc dự thi" (1).
Thật ra, lần đầu tiên Xã Xệ xuất hiện trong tranh Bút Sơn là ngày 16 tháng 3 năm 1934, trên báo Phong Hóa số 89. Xã Xệ đã được đón tiếp thật nồng hậu. Xã cùng Lý lên ngay trang bìa của báo. Dưới đây là bức tranh trên Phong Hóa, Xã Xệ ra mắt toàn dân An Nam, cõi Đông Pháp, với lối lý luận hạng nhất:
Hiện nay chúng tôi được biết tên thật họa sĩ Bút Sơn là Lê Minh Đức. "Theo nhà báo nhà thơ trào phúng Tú Kềnh viết trên Báo Bình Minh Xuân Mậu Thân 1968 xuất bản ở Saigon thì: Vào năm 1936 báo Phong Hóa, nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, ở Hà Nội, có tổ chức cuộc thi vẽ tranh hài hước, họa sĩ chuyên vẽ tranh hài hước Bút Sơn Lê Minh Ðức ở Saigòn vẽ một bức tranh gửi ra Bắc dự thi" (1).
Thật ra, lần đầu tiên Xã Xệ xuất hiện trong tranh Bút Sơn là ngày 16 tháng 3 năm 1934, trên báo Phong Hóa số 89. Xã Xệ đã được đón tiếp thật nồng hậu. Xã cùng Lý lên ngay trang bìa của báo. Dưới đây là bức tranh trên Phong Hóa, Xã Xệ ra mắt toàn dân An Nam, cõi Đông Pháp, với lối lý luận hạng nhất:
Ông Lý Toét mà cắp cái ô
Đi ra phố gặp lúc mưa to
Có bác Xã Xệ mà muốn đi nhờ
Tay thì vời vời miệng thét bô bô;
- Này bác Lý, thủng nhĩ hay sao?
Gọi như thế mà chẳng coi sao
Giá có cút rượu thì đến chơi liền
Đi nhờ một tí mặt cứ vênh vênh!
- Này bác Xã thật rõ lôi thôi
Còn non nước còn bác với tôi,
Ô tôi năng cụp mà bất năng xòe
Năng dựa đầu hè mà bất năng che!
0コメント